Cũng như các thiết bị gia dụng khác, máy sấy quần áo cũng cần được vệ sinh đúng cách một cách thường xuyên, để đảm bảo vận hành ổn định và tăng tuổi thọ. Vậy khi nào cần kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo? Cùng tham khảo bài viết sau đây từ Rosieres.vn để nắm được khi nào nên kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo, cũng như cách vệ sinh máy đúng cách, tránh được các rủi ro gây ra mối đe dọa lớn tới sức khoẻ và độ an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Có thể bạn chưa biết: Một nghiên cứu của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ cho thấy, từ năm 2014 tới 2018, 32% vụ cháy máy sấy quần áo gia dụng là do không làm sạch khay chứa.
Khi nào thì bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo?
Máy sấy quần áo dần trở thành thiết bị gia dụng thân thuộc và như mọi thiết bị khác, chúng cũng cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt, tăng tuổi thọ. Vậy khi nào cần kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo?
Nếu bạn sấy quần áo và nhận thấy lâu khô hơn bình thường thì nên kiểm tra thiết bị. Có thể những xơ vải tích tụ gây kẹt nghẽn trong ống thông hơi, ngăn cản luồng hơi thoát ra ngoài. Ngoài ra, nếu bạn sờ vào thân máy và thấy khu vực điều khiển nóng hơn bình thường, hãy nhanh chóng ngắt nguồn điện để rà soát từng bộ phận của máy, đặc biệt là bộ phận thông hơi.
Tham khảo các dòng máy sấy quần áo cao cấp Rosieres với nhiều công nghệ tiên tiến và động cơ bền bỉ, hỗ trợ đắc lực cho các mẹ nội trợ chăm sóc quần áo cho cả gia đình:
Hướng dẫn vệ sinh máy sấy quần áo đúng cách?
Lưới lọc (hay còn gọi là khay chứa xơ vải) và lỗ thông hơi là hai khu vực chính tích tụ sợi vải vụn, do đó, chỉ cần làm sạch hai bộ phận này bạn có thể đảm bảo an toàn và vệ sinh cho thiết bị.
Các bước vệ sinh máy sấy quần áo đúng cách:
Bước 1: Trước khi vệ sinh máy sấy, hãy luôn kiểm tra các khuyến nghị của nhà sản xuất và ngắt nguồn điện của thiết bị.
Bước 2: Bạn kéo khay/lưới chứa xơ vải ra và đổ rác vào thùng.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh các bộ phận khay lưới lọc chứa bụi vải, lỗ và ống thông hơi của máy sấy:
Vệ sinh khay lưới lọc: Bạn lấy khăn ẩm lau sạch các xơ vải còn sót lại trong khay lẫn khu vực đặt khay để đảm bảo bên trong sạch sẽ hoàn toàn.
Theo Rosieres.vn, xơ vải dễ cháy nên bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên, đặc biệt nếu bạn sử dụng máy với tần suất cao, thường xuyên.
Vệ sinh lỗ thông hơi của máy sấy: Đối với bộ phận lỗ thông hơi của máy sấy nằm ở phía sau thiết bị, bạn cần tháo kẹp ra và làm sạch từng phần riêng rẽ. Các lỗ thông hơi của máy sấy nên được kiểm tra và làm sạch ít nhất mỗi năm một lần, tùy thuộc vào quy mô của hộ gia đình và cách sử dụng máy sấy. Nếu bạn sử dụng máy sấy thường xuyên, một năm, bạn nên làm sạch bộ phận này khoảng 2-3 lần.
Vệ sinh ống thông hơi máy sấy: Với ống thông hơi, bạn có thể dùng chổi cọ, bàn chải nhỏ quét sạch bên trong ống để làm sạch các sợi vải, tóc... còn bám lại trên thân ống. Bạn có thể làm sạch ống bằng cách sử dụng máy hút bụi cầm tay.
Sau đó, bạn gắn lại ống thông hơi vào đúng vị trí ban đầu.
Bước 4: Bạn bật nguồn, khởi động máy sấy, để máy chạy không tải trong vài phút cho đến khi thấy máy hoạt động ổn thì có thể dừng.
Máy sấy quần áo là trợ thủ đắc lực giúp quần áo của cả gia đình bạn luôn khô ráo, thơm mát
Mẹo nhỏ để máy sấy hoạt động ổn định, bền bỉ hơn:
- Với các loại vải nhiều xơ, tốt nhất nên phơi ngoài không khí thay vì cho vào máy sấy.
- Luôn giữ lồng sấy sạch sẽ, không để máy chạy quá tải, nên đảm bảo trọng tải sấy ở mức bằng hoặc thấp hơn mức cho phép của nhà sản xuất.
- Nếu bạn thấy ống thông hơi có bất cứ vấn đề gì (nứt, hư hỏng), nên gọi thợ kiểm tra thật kỹ để kịp thời xử lý những bất thường nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là hướng dẫn nhận biết thời điểm khi nào nên kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo, cũng như bước thực hiện làm sạch máy sấy quần áo đúng cách mà Rosieres.vn muốn chia sẻ đến bạn. Thiết bị sẽ hoạt động ổn định, lâu dài hơn và đảm bảo các vấn đề sức khỏe cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng nếu được vệ sinh định kỳ thường xuyên. Tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác về máy sấy cùng các thiết bị gia dụng hữu ích khác tại đây.